Ý nghĩa tổ chức đám cưới – Nghi lễ bạn sẽ nuối tiếc nếu bỏ qua

Đám cưới luôn là một nghi lễ mang ý nghĩa trọng đại đối với các cặp uyên ương. Một đám cưới được thực hiện tươm tất, chỉn chu sẽ là sự mở đầu cho một cuộc sống hôn nhân trăm năm hạnh phúc. Cùng tìm hiểu rõ hơn về ý nghĩa tổ chức đám cưới qua bài viết dưới đây.

1. Tổ chức đám cưới có ý nghĩa gì?

Từ xa xưa, lễ cưới là một phong tục truyền thống đặc biệt, mở đầu cho một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc của đôi uyên ương về sau. Đây là dịp để dòng họ nhà trai, nhà gái cùng người thân, bạn bè chúc phúc cho cặp dâu và rể. Không dừng lại ở đó, với nhiều vùng miền, phong tục lễ cưới hỏi như một nghi lễ quan trọng để xã hội công nhận cuộc hôn nhân.

Đặc biệt, lễ cưới trong lịch sử văn hóa Á Đông mang thông điệp rất quan trọng. Dịp lễ sẽ mang đến những điều tốt lành, bình an và chúc phúc cho cặp đôi trẻ từ người thân và bạn bè.

to-chuc-dam-cuoi-3
Ý nghĩa của việc tổ chức đám cưới

Nếu giấy đăng ký kết hôn là một cơ sở hợp pháp mở đầu cho sự gắn bó của cặp đôi trẻ, thì lễ cưới sẽ là sự thống nhất trách nhiệm, minh chứng cho sự trưởng thành, sự phát triển của quá trình tìm hiểu và yêu thương. Qua đó, khẳng định lại lần nữa sự gắn kết của cặp cô dâu chú rể được xây dựng trên nền tảng tình yêu hạnh phúc.

Lễ cưới là dịp người thân và bạn bè thân thiết sắp xếp thời gian đến chúc mừng đôi uyên ương trẻ. Đây cũng là cơ hội để cô dâu và chú rể dành những lời tri ân đến họ – những người đã chứng kiến và chúc phúc cho mình. Tiệc cưới được chuẩn bị chu đáo cũng là một cách thức phổ biến để cặp vợ chồng son gửi lời cảm ơn đến khách mời dành thời gian tham dự buổi lễ quan trọng này.

Thay đổi dần theo thời gian, các lễ cưới hiện đại ngày nay có quy trình khá đa dạng trong hoạt động giao lưu và vui chơi. Theo đó, lễ cưới cùng là dịp cô dâu chú rể được họp mặt, vui chơi vui vẻ cùng bạn bè thân thiết. Đám cưới sẽ là cơ hội để thắt chặt các mối quan hệ, để lại nhiều kỷ niệm thật đẹp và duy nhất mà cặp uyên ương không thể quên.

Không còn khắt khe với nhiều phong tục cùng nghi thức phức tạp như trước, nhưng lễ cưới ngày nay vẫn không hề mất đi ý nghĩa cốt yếu một buổi lễ cần có. Thực tế, không ít bạn trẻ hiện nay đều đặt vấn đề liệu có nên tổ chức đám cưới hay không? Câu trả lời chắc chắn là CÓ cho một dịp linh thiêng duy nhất chỉ có một lần trong đời. 

Xem thêm: Tổ chức đám cưới cần bao nhiêu tiền? Dự trù chi phí CHI TIẾT nhất

2. Ý nghĩa của các phong tục trong tổ chức đám cưới 

Cô dâu và chú rể sẽ cần tổ chức nhiều nghi thức với nhiều ý nghĩa riêng để hoàn lễ cưới của mình. Dưới đây sẽ là một số nghi thức theo phong tục truyền thống để tổ chức lễ cưới mà bạn có thể tham khảo.

2.1. Chạm ngõ

Chạm ngõ hay còn gọi là dạm ngõ là lễ nghi đầu tiên được nhắc đến trong quy trình tổ chức đám cưới. Nhà trai khi đến nhà gái thường mang theo đồ lễ như trầu, cau, rượu và chè nên một số nơi còn gọi là “lễ bỏ trầu cau”.

Trong phong tục xưa, lễ chạm ngõ mang ý nghĩa là dịp hai gia đình gặp mặt và vấn danh người con gái (hỏi rõ tên, tuổi). Từ đó, đối chiếu và xem tuổi cùng người con trai xem có “hòa hợp”. Ngoài ra, hai bên gia đình cũng xem về sự “môn đăng hộ đối” để quyết định có cho đôi trẻ thành thân.

to-chuc-dam-cuoi
Lễ chạm ngõ với ý nghĩa xin phép nhà giá để “đôi trẻ” được công khai

Ngày nay, lễ chạm ngõ đã có sự cởi mở hơn về yếu tố “môn đăng hộ đối”. Đây được xem là dịp người lớn hai gia đình gặp mặt. Nhà trai ngỏ lời để cặp đôi trẻ được phép công khai và tìm hiểu nhau. Đồng thời, người lớn cùng tiến hành chọn ngày, giờ đẹp để tổ chức đám cưới sau này.

2.2. Lễ ăn hỏi

Khi gần đến ngày giờ đã được gia đình hai bên lựa chọn ở lễ chạm ngõ. Nhà trai chính thức mang lễ vật sang nhà gái để hỏi vợ. Nội dung mâm lễ ngày nay cũng được bày biện đơn giản và tùy thuộc từng gia cảnh và phong phục tại địa phương. Những tráp lễ được phủ vải màu đỏ và được một đội ngũ mang tráp bưng sang nhà gái.

Tuy có thể có sự biến đổi tráp lễ tùy gia cảnh nhưng cơ bản sẽ có trầu cau, rượu, chè, bánh cốm, lợn sữa quay, xôi, mứt sen… Quan trọng nhất là tráp lễ không được thế bánh xu xê (một số nơi còn giữ cách gọi xưa là bánh phu thê). Đây là món ăn được xem là biểu tượng của vợ chồng phận đẹp duyên ưa với ngoài vuông trong dẻo với vị ngọt ngào và thơm tho. Trong ngũ hành âm dương, bánh cũng là biểu tượng của trời tròn đất vuông cùng 5 sắc ngũ hành.

to-chuc-dam-cuoi
Lễ ăn hỏi mang theo ý nghĩa khẳng định mối quan hệ giữa hai nhà trai – gái

2.3. Lễ đính hôn

Lễ đính hôn thường được tổ chức cùng ngày với lễ ăn hỏi. Về ý nghĩa, lễ đính hôn có nghĩa là lễ cầu hôn hay lễ hỏi vợ theo phong tục người Việt Nam. Lễ đính hôn ở nước ngoài được tổ chức có phần thịnh hành hơn. Trong lễ đính hôn, cô dâu cùng chú trễ sẽ trao nhau nhẫn đính hôn là nhẫn kim cương hoặc đá quý cùng lời cầu hôn để hy vọng đối phương sẽ nên duyên vợ chồng cùng mình.

2.4. Lễ vấn danh

Như tên gọi, lễ vấn danh mang ý nghĩa dịp để nhà trai cùng nhà gái hỏi tên tuổi của đôi trai gái. Tên, tuổi được người lớn xem xét có hòa hợp hay xung khắc. Đồng thời lựa chọn những ngày tốt để tiến hành những nghi thức và thủ tục cưới hỏi về sau.

Nhà trai khi đến vấn danh cần chuẩn bị những lễ vật tương tự lễ ăn hỏi nhưng có phần giản dị hơn. Để tiết kiệm chi phí và thời gian, lễ vấn đáp được kết hợp cùng lễ ăn hỏi khi nhà trai đến nhà gái hỏi vợ. Khác với lễ chạm ngõ, sau lễ vấn danh, cô gái đã nhận lễ vật sẽ được coi là đã có chồng.

2.5. Lễ nạp tài

Lễ nạp tài cũng là một phần nghi lễ hiện nay được gộp cùng lễ ăn hỏi. Đây là một nghi lễ vô cùng ý nghĩa, nơi nhà trai trao của hồi môn cho cô dâu. Theo đó, sính lễ bao gồm trầu cau, gạo nếp, thịt lợn, quần áo và một ít trang sức cho cô dâu. 

Tuy vậy, phần sính lễ trong nghi lễ này được phân biệt với phong tục thách cưới theo nét văn hóa xưa. Nó chỉ là một phần của hồi môn được bố mẹ chồng tương lai chuẩn bị cho con dâu.

2.6. Thách cưới

Thách cưới là một lệ tục được đánh giá là lạc hậu và không còn phù hợp với xu hướng hiện đại ngày nay. Theo lệ cũ, đây là khoảng lễ bù vào nỗi thiệt thòi và trói buộc nhà trai và nhà gái. Đảm bảo rằng sau khi chạm ngõ và hỏi cưới, hai bên sẽ nên duyên vợ chồng. Tránh việc cô gái mang tiếng một đời chồng mà không có chàng trai nào đến chạm ngõ mà duyên hẩm hiu khi lỡ không tiến hành được đám cưới cùng nhà trai.

Ngày nay, thách cưới không còn là thủ tục bắt buộc và gay gắt như trước. Tuy vậy, để thể hiện nét đẹp văn hóa cũng như sự giao hòa giữa nhà trai và nhà gái, thách cưới được gộp cùng lễ nạp tài khi đến ăn hỏi. Theo đó, nhà gái thường không yêu cầu cụ thể mà nói “Tùy thuộc vào nhà trai” để vẹn ý chu toàn. Do đó, thách cưới còn là thủ tục mang ý nghĩa thể hiện sự tôn trọng của nhà trai với nhà gái.

2.7. Lễ xin dâu

Như tên gọi, lễ xin dâu là nghi lễ mà nhà trai cử một hoặc hai người lớn trong họ cùng tráp lễ đến xin dâu. Người đến thường là bà bác, bà cô hoặc bà chị của chú rể thay mặt cho họ nhà trai. Lễ cần mang đến thường là một be rượu được đựng trong tráp. Lễ chỉ đơn giản mang ý nghĩa đến sớm để báo ngày giờ đến đón dâu nên diễn ra khá nhanh.

to-chuc-dam-cuoi
Lễ xin dâu

2.8. Lễ đón dâu

Đúng ngày giờ đã hẹn, đoàn đón dâu gồm chú rể, bố mẹ cùng cô dì chú bác là người lớn đại diện trong họ đến đón dâu. Khi đi thường có đội lễ đi cùng, mang các mâm quả gồm trầu, cau, rượu… để đặt lên bàn thờ nhà gái. Để thuận tiện hơn trong quá trình tổ chức lễ, lễ đón dâu và lễ xin dâu thường được gộp kết hợp cùng ngày.

Đoàn đón dâu khi đến trước ngõ nhà cô dâu sẽ dừng lại sắp xếp thứ tự cùng chỉnh lại trang phục và mâm lễ. Người đi đầu thường là cụ già đầu họ cùng đội lễ sẽ vào nhà và đặt mâm lễ lên bàn thờ và làm lễ đón dâu. Ngày nay, nhà gái thường vái chào đáp lễ khi mâm lễ được đặt lên bàn thờ và chủ động xin miễn lễ để đơn giản lễ nghi. Một vị huynh trưởng sau đó sẽ đại diện ra mời đoàn nhà trai vào nhà và cùng trò chuyện.

2.9. Lễ tơ hồng

Lễ tơ hồng là lễ nghi được diễn ra tại nhà trai thường tổ chức sau khi tiệc cưới đã tan (khi rước dâu về nhà trai). Lễ được tiến hành bởi người thân thích mà không có sự có mặt của khách mời. Lễ tơ hồng mang ý nghĩa là lễ khấn ông Tơ bà Nguyệt cùng cha mẹ (cao đường).

2.10. Lễ hợp cẩn

Lễ hợp cẩn là nghi lễ cuối kết thúc đám cưới được tổ chức tại nhà trai. Theo đó, trầu rượu và bánh phu thê sẽ được bày biện trước giường tân hôn. Có một cụ già sẽ rót rượu và mời đôi vợ chồng cùng uống cạn chén, sau đó cùng ăn hết cái bánh phu thê mà không chia cho ai và không để thừa lại.

Sau lễ hợp cẩn, mọi người chứng kiến có thể ra ngoài để vợ chồng có thời gian tâm sự. Hoạt động hợp cẩn ngày nay còn có thể biến tấu theo hướng bày trí nhiều hơn. Bạn bè chú rể còn có thể mang hoa, thắp đèn cùng vỗ tay, ca hát để chúc mừng. Đây cũng là lý do lễ hợp cẩn còn được gọi là động phòng hoa chúc theo văn hóa phương Đông.

2.11. Lễ báo hỷ

Lễ báo hỷ là một nghi thức cưới chính thức tại quê nhà cô dâu hoặc chú rể hoặc nơi ở của bố mẹ vợ/chồng. Đây là dịp báo hỷ có ý nghĩa như một lễ cưới chính thức trong trường hợp ông bà cùng cha mẹ ở quá xa mà không đến tham dự đám cưới cùng con cháu. Do đó, tùy trường hợp mà lễ báo hỷ có thể không cần tổ chức nếu đám cưới chính thức đã đông đủ hai họ.

to-chuc-dam-cuoi
Lễ báo hỷ

2.12. Lễ cheo

Lễ cheo là phong tục xa xưa xuất phát từ văn hóa làng xã của người dân Việt Nam. Hiện nay, nghi lễ này đã không còn giữ ở nhiều địa phương.

Lễ cheo mang ý nghĩa là dịp mà nhà trai cùng nhà gái thông báo với xóm, làng có con gái đi lấy chồng. Thông thường, nhà gái/ nhà trai sẽ chuẩn bị lễ vật hoặc kinh phí (tùy từng địa phương) nộp cho làng. Dụng ý của lễ cheo là mong xóm làng có thể tiếp nhận thêm thành viên mới là dâu hiền hay rể thảo.

2.13. Tổ chức lễ cưới (tiệc cưới)

Ý nghĩa của tổ chức tiệc cưới là tạo nên một dịp cô dâu chú rể báo hỷ cùng gia đình hai họ, người thân và bạn bè thân thiết. Đây là cơ hội cô dâu chú rể trao nhau nhẫn cưới trước sự chứng kiến và chúc phúc của những người quan trọng nhất. Tiệc cưới cũng mang ý nghĩa là lời tri ân, lời cảm ơn từ hai vợ chồng đến những khách mời thân thiết đã dành thời gian đến chúc phúc và chia vui cùng hai họ.

to-chuc-dam-cuoi
Tiệc cưới là dịp cô dâu chú rể nhận lời chúc từ gia đình và bạn bè

Trước kia, tiệc cưới được tổ chức cả nhà gái và nhà trai (sau khi đã rước dâu). Tuy vậy, hiện nay nghi thức tổ chức lễ cưới cũng đơn giản hóa hơn bằng cách tổ chức tại các nhà hàng, khách sạn. Công tác chuẩn bị, lên thực đơn, phục vụ… được hỗ trợ tận tình và chuyên nghiệp. Giúp hai bên gia đình không cần lo nghĩ và thuận tiện hơn trong việc tiếp khách.

2.14. Lễ lại mặt

Lễ lại mặt là dịp mang ý nghĩa thể hiện sự biết ơn của chú rể đến gia đình thông gia đã cho phép cặp đôi uyên ương cưới nhau. Lễ tráp được chú rể mang về nhà gái cũng đa dạng và phù thuộc vào gia cảnh cũng như văn hóa từng vùng miền. Thông thường, lễ lại mặt được diễn ra khoảng 2 đến 4 ngày sau ngày cưới.

 

Xem thêm: Tổ chức đám cưới cần chuẩn bị những gì?

Tổ chức đám cưới tại Trống Đồng Palace

Tổ chức một tiệc cưới ý nghĩa thì một đơn vị tổ chức sự kiện chuyên nghiệp và đầy kinh nghiệm sẽ là vấn đề mà nhiều cặp đôi tìm kiếm. Trống Đồng Palace với hệ thống 12 chi nhánh lớn nhỏ chuyên tổ chức đám cưới trọn vẹn sẽ là gợi ý hoàn hảo dành cho bạn.

to-chuc-dam-cuoi
Trống Đồng Palace đem đến những đám cưới ý nghĩa, trọn vẹn

Tự hào với 12 năm kinh nghiệm, Trống Đồng Palace đã tích lũy và đúc kết nhiều kinh nghiệm để tổ chức tiệc cưới chỉn chu và chuyên nghiệp nhất. Đến với dịch vụ tổ chức đám cưới tại đây, bạn sẽ không mất nhiều thời gian và công sức mà vẫn có cho mình một lễ cưới thiêng liêng, đầy ý nghĩa. Hãy đến với Trống Đồng Palace để được đội ngũ chuyên nghiệp chuẩn bị từ A-Z cho tiệc cưới tuyệt vời của bạn.

Lễ cưới sẽ là một cái kết thật đẹp và minh chứng cho tình yêu tuyệt vời của đôi uyên ương. Đây là dịp để cô dâu chú rể báo hỷ đến dòng họ hai bên cùng bạn bè thân hữu gần xa. Hiểu được ý nghĩa tổ chức đám cưới. Hãy đến ngay với dịch vụ tổ chức tiệc cưới trọn gói tại hệ thống Trống Đồng Palace để được tư vấn và hỗ trợ chuyên nghiệp nhất.

——————————–

TRỐNG ĐỒNG PALACE – Hệ sinh thái giải pháp dịch vụ cưới hỏi trọn gói đầu tiên tại Việt Nam

Hotline: 0964.257.766

Email: marketing@trongdongpalace.com

Fanpage: https://www.facebook.com/trongdongwedding

Zalo: https://zalo.me/trongdongpalace

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *