Tổ chức đám cưới cần những gì? 

Tổ chức đám cưới cần những gì? 

Để tổ chức đám cưới hoàn hảo nhất cô dâu chú rể cần chuẩn bị kỹ lưỡng rất nhiều khâu từ lên kế hoạch, chọn ngày cưới đến tân trang sắc đẹp, lựa chọn quần áo phụ kiện và viết bài phát biểu… Trong bài viết này Trống Đồng Palace sẽ cùng bạn điểm qua những vấn đề quan trọng nhất mà cô dâu và chú rể cần chú trọng khi tổ chức đám cưới.

1. Quy trình các bước cần có để tổ chức đám cưới hoàn hảo

Chắc hẳn các cô dâu chú rể khi mới chuẩn bị cho đám cưới đều sẽ rất đắn đo, vì có quá nhiều việc phải xử lý nhưng lại không biết bắt tay từ đâu. Đừng quá lo lắng, ngay sau đây là 15 bước trả lời cho câu hỏi tổ chức đám cưới cần chuẩn bị những gì?

Bước 1: Lên kế hoạch

Đám cưới chỉ diễn ra trong vòng 1-2 ngày, nhưng lại có rất nhiều công việc cần chuẩn bị trước đó. Để mọi việc diễn ra suôn sẻ và thuận lợi, việc đầu tiên mà các cặp đôi cần làm chính là lập kế hoạch.

Lập kế hoạch cho đám cưới là điều rất quan trọng trong tổ chức đám cưới

 

Trong bước này, các cặp đôi cần xác định mức tài chính của mình dùng để tổ chức đám cưới. Đây là yếu tố quan trọng sẽ chi phối toàn bộ kế hoạch cưới của bạn. 

Ngoài ra, bạn cần phải tính toán số lượng khách mời dự kiến. Căn cứ vào đó, bạn có thể phân bổ ngân sách cho các hạng mục khác như trang trí, quần áo, trang điểm… Điều này sẽ giúp kế hoạch cưới của bạn diễn ra hợp lý, hạn chế tối đa việc lạm chi sau đám cưới. 

Bước 2: Chọn ngày cưới

Trong văn hóa người Việt, việc chọn ngày làm lễ rất quan trọng. Ai cũng muốn cuộc sống hôn nhân của mình diễn ra viên mãn nên các cô dâu chú rể luôn lựa chọn những ngày lành tháng tốt theo lịch âm.

Tuy nhiên, các cặp đôi cũng cần lưu ý lựa chọn ngày phù hợp với thời gian biểu của mọi người. Thông thường sẽ là những ngày cuối tuần để khách mời có thể dễ dàng sắp xếp thời gian tham dự. Ngoài ra, các cô dâu chú rể cũng cần xác định ngày tổ chức tiệc cưới sớm, sẽ nắm rõ được thời gian chuẩn bị còn bao lâu để triển khai kế hoạch kịp thời.

Bước 3: Khám sức khỏe 

Trong cuộc sống hiện đại, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân đã dần được các cặp đôi coi trọng. Khi tiến hành khám sức khỏe tiền hôn nhân, bạn sẽ theo dõi được các vấn đề sinh sản, phát hiện được các bệnh truyền nhiễm hoặc các yếu tố di truyền. Đây không chỉ là việc chăm sóc bản thân, mà còn thể hiện thái độ tôn trọng cuộc hôn nhân và đối phương, đảm bảo hạnh phúc gia đình về lâu dài. 

Việc khám sức khỏe tiền hôn nhân nên diễn ra ít nhất 6 tháng trước khi cặp đôi về cùng một nhà. Chi phí dành cho gói khám này thường rơi vào khoảng 1.5 triệu đến 2 triệu đồng. Tuy nhiên chi phí cũng có thể cao hơn nếu bạn muốn bổ sung thêm các tiêu chí khám.

Những cặp đôi hạnh phúc thường không chia sẻ chuyện tình cảm trên mạng xã  hội

Khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp đảm bảo hạnh phúc dài lâu

Bước 4: Tìm hiểu về các dịch vụ cưới hỏi, đặt tiệc phù hợp

Các cặp đôi sau khi chốt được ngày cưới và phân bổ ngân sách, bạn nên lập tức bắt tay vào tìm hiểu cho mình đơn vị cung cấp tiệc cưới phù hợp. Khi lựa chọn đơn vị tổ chức tiệc cưới, bạn nên ưu tiên các trung tâm có mức chi phí nằm trong khoảng ngân sách cho phép và phù hợp với phong cách mong muốn.

Các trung tâm tiệc cưới đẹp và uy tín rất dễ kín lịch vào mùa cưới

Bước 5: Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ phù hợp và đặt lịch 

Khi đặt tiệc cưới tại các địa điểm cưới, bạn nên lưu ý về không gian tổ chức, cơ sở vật chất cũng như thái độ phục vụ của nhân viên. Đây là nơi sẽ diễn ra đám cưới của bạn nên hãy thật cẩn trọng trong lựa chọn. Những đơn vị tổ chức uy tín sẽ giúp bạn giảm bớt gánh nặng và yên tâm hơn trong quá trình chuẩn bị cho đám cưới. Khi ưng ý một đơn vị, hãy chốt sớm nhất có thể, tránh trường hợp bị kín lịch vào ngày bạn lựa chọn. 

Ngoài ra việc lên menu tiệc cưới cũng rất quan trọng. Chất lượng tiệc sẽ thể hiện thái độ và lòng hiếu khách của bạn. Hãy trao đổi với nhân viên nhà hàng tiệc cưới để có thể lên cho mình một menu tiệc cưới chỉn chu nhất nhé.

 

Thực đơn tiệc cưới thể hiện lòng hiếu khách của gia chủ

 

Bước 6: Chọn trang phục

Trong suốt quá trình tổ chức đám cưới có rất nhiều kiểu trang phục mà bạn cần chuẩn bị, điển hình có thể kể đến như:

  • Áo dài cho cô dâu ngày ăn hỏi.
  • Váy cưới cho cô dâu ngày cưới.
  • Trang phục cho chú rể hai ngày cưới và ăn hỏi.
  • Trang phục cho bố mẹ hai bên ngày ăn hỏi.
  • Trang phục cho bố mẹ hai bên ngày cưới.
  • Trang phục cho đội bê tráp.

Trong trường hợp, cô dâu chú rể tự thiết kế và đặt may trang phục thì bạn cần phải tiến hành sớm. Do trang phục cưới đa số đều rất cầu kỳ và yêu cầu kỹ thuật cao, thường cần từ 2, 3 tháng để hoàn thiện.

Bên cạnh đó, các cô dâu chú rể cũng có thể đặt thuê trang phục để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, bạn cũng cần tiến hành tham khảo và đặt thuê sớm để lựa chọn được trang phục ưng ý nhất. 

Tìm hiểu và thuê trang phục sớm để chọn được những bộ váy ưng ý nhất cho tiệc cưới của bạn

Bước 7: Chọn studio và chụp ảnh cưới 

Để lưu lại những hình ảnh đẹp nhất của mình, các cô dâu chú rể nên sử dụng dịch vụ chụp pre-wedding. Bạn có thể lên facebook, instagram… để tìm hiểu về phong cách chụp của các studio, lựa chọn cho mình đơn vị phù hợp. 

Hiện nay đa số các studio đều cung cấp rất nhiều các combo chụp với các mức chi phí khác nhau, đáp ứng được đa dạng nhu cầu và sở thích của các cặp đôi. 

Sau khi chọn được đơn vị cung cấp dịch vụ, cặp đôi cần quan tâm tới các vấn đề khác như:

  • Lựa chọn địa điểm chụp ảnh cưới: Sau khi chốt được đơn vị chụp, bạn nên nhờ luôn studio tư vấn địa điểm chụp hợp lý, phù hợp với concept và điều kiện tài chính của bạn.
  • Xác định thời gian chụp ảnh cưới: Các cặp đôi cũng nên tiến hành chụp ảnh sớm. Đừng để ngày này diễn ra quá gần đám cưới, chắc chắn bạn sẽ cần thời gian hồi sức sau một ngày chụp ảnh cưới mệt nhoài. Bên cạnh đó, studio cũng cần thời gian để xử lý và in ảnh cho bạn. 
  • Chọn ảnh cưới, in album: Đa số các studio hiện nay đều có combo in album ngay trong các gói dịch vụ của mình. Sau khi chụp ảnh, bạn hãy lựa chọn những tấm ảnh đẹp nhất để bên bên studio chỉnh sửa, in ảnh phóng và album. Bạn có thể trưng bày ảnh phóng và album ảnh ngay trong hôn lễ của mình, để chia sẻ đến khách mời những khoảnh khắc tuyệt vời nhất của hai bạn. 

to-chuc-dam-cuoi

Chụp ảnh cưới giúp các cặp đôi lưu lại những hình ảnh đẹp nhất

Bước 8: Lên kế hoạch cho lễ ăn hỏi

Với các đám cưới truyền thống thì lễ ăn hỏi là một thủ tục cưới không thể thiếu. Trong ngày này, nhà trai sẽ mang lễ vật sang nhà gái để xin cưới cô dâu. Nhà gái cần có sự chuẩn bị chỉn chu để tiếp đón nhà trai:

  • Dựng rạp: Vào ngày này, số lượng khách mời tới nhà gái sẽ khá đông, không chỉ có đại diện nhà trai mà còn bao gồm cả bạn bè và những người thân thiết của nhà gái. Do đó việc dựng rạp là cần thiết để có không gian đón tiếp quan viên hai bên. Các hạng mục cần chuẩn bị bao gồm nhà rạp, bàn ghế, hoa bàn, ấm chén đĩa bánh kẹo, phông ăn hỏi, cổng hoa và bàn bày tráp lễ…
  • Chuẩn bị trang phục + Makeup: Trong ngày này, thường cô dâu sẽ mặc áo dài truyền thống. Các cô dâu nên lưu ý lựa chọn kiểu makeup cho phù hợp với trang phục áo dài này. Về phần chú rể, bạn có thể mặc áo dài hoặc áo vest tùy điều kiện và sở thích. Đừng quên chuẩn bị cả trang phục lịch sự cho bố mẹ hai bên nhé. 
  • Chuẩn bị lễ vật: Lễ vật thể hiện thành ý và sự trân trọng của nhà trai tới nhà gái. Do đó, nhà trai cần thật chu đáo trong khâu chuẩn bị. Thông thường lễ vật thường bao là số lẻ từ 5 – 7 hoặc 9 tráp, tùy phong tục và thỏa thuận giữa hai bên gia đình. 
  • Chuẩn bị đội bê lễ: Để lễ ăn hỏi thêm long trọng, hai nhà thường chuẩn bị thêm đội bê tráp. Những người bê tráp thường là nam thanh, nữ tú chưa dựng vợ gả chồng. Họ cũng mặc áo dài truyền thống, xuất hiện chỉnh chu cùng se duyên cho cô dâu chú rể cho ngày trọng đại.

Lễ ăn hỏi là nghi thức đặc biệt quan trọng với nhà gái

Bước 9: Lên concept cho tiệc cưới, cách trang trí

Bất kỳ cô dâu chú rể nào cũng đều có mong muốn về một đám cưới lãng mạn, ngập tràn những giây phút hạnh phúc. Để có được điều này thì việc lên concept trang trí đám cưới là điều không thể thiếu. Bạn cần trao đổi trước với đơn vị tổ chức tiệc cưới của mình. Lựa chọn màu sắc chủ đạo và loài hoa mà bạn muốn dùng để trang trí. 

Cần lên trước concept trang trí đám cưới

Lời khuyên được đưa ra là bạn nên lựa chọn màu theo các chủ đề, tránh để phần trang trí quá nhiều màu sặc sỡ. Với các cô dâu sử dụng hoa tươi, bạn nên lựa chọn hoa theo mùa để đảm bảo độ tươi mới và giảm chi phí. 

Các hạng mục bạn nên tập trung trang trí là sân khấu, photobooth chụp hình và bàn lễ tân. Đây là những hạng mục mà bạn sẽ chụp hình cùng khách mời nhiều nhất trong đám cưới. 

Bước 10: Chọn thiệp mời và đặt in

Hãy lựa chọn và đặt in thiệp cưới sớm nhất có thể. Các cô dâu chú rể nên đặt in thiệp dư ra so với số lượng thực tế khoảng 10% để phòng cho trường hợp viết sai hoặc có thêm những khách mời phát sinh so với danh sách ban đầu. 

Nên in dư 10% số lượng thiệp cưới

 

Bước 11: Đặt hoa và bánh cưới 

Thêm một việc quan trọng cần chuẩn bị để trả lời cho câu hỏi tổ chức đám cưới cần những gì, đó là đặt hoa và bánh cưới. 

Hoa cưới các cô dâu hiện nay ưa thích đều là hoa tươi. Đây là chi tiết tôn lên vẻ đẹp và sự lộng lẫy của cô dâu trong ngày cưới. Các cô dâu chú rể nên chọn hoa cầm tay và cài áo theo tone màu chủ đạo để đám cưới tone sur tone. 

Trong đám cưới sẽ không thể thiếu được nghi thức cắt bánh cưới. Hành động này thể hiện cho sự đồng lòng, sẵn sàng chia sẻ, mong ước về một cuộc sống hôn nhân viên mãn của cô dâu chú rể. 

Đừng quên chuẩn bị bánh cưới 

Bước 12: Kiểm tra lại tiến độ và các mốc ngày quan trọng

  • Kiểm tra lại tiến độ công việc: Trước đám cưới ít nhất 2 tuần, bạn nên kiểm tra lại tiến độ các công việc chuẩn bị với các bên cung cấp dịch vụ để phát hiện và xử lý sự cố sớm nếu có. Điều này sẽ góp phần đảm bảo ngày vui của bạn diễn ra thuận lợi và hoàn hảo. 
  • Phát thiệp: Bên cạnh đó, bạn còn phải sắp xếp thời gian phát thiệp đến khách mời. Việc phát thiệp nên được diễn ra trong khoảng 1 tháng, tối thiểu là 2 tuần trước đám cưới. Bạn mời khách sớm để mọi người có thể sắp xếp thời gian và công việc tới chung vui cùng bạn và gia đình.
  • Thanh toán hợp đồng với các bên cung cấp dịch vụ: Do tính chất đặc thù, nên các đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ phải hoàn thiện tất cả các hạng mục trước ngày cưới của bạn. Do đó, bạn nên thanh toán hợp đồng hoặc đặt cọc thêm để các đơn vị này có kinh phí chuẩn bị chu đáo nhất. 

Bước 13: Chuẩn bị cho tuần trăng mật

Tuần trăng mật là thời gian nghỉ ngơi và gắn kết thêm tình cảm vợ chồng khi tân hôn. Sau đám cưới, có khá nhiều việc phải xử lý như lại mặt, cảm ơn khách mời, thanh toán các chi phí… Để tiết kiệm thời gian và giảm tải công việc sau đám cưới, bạn nên lên trước kế hoạch cho tuần trăng mật khi chuẩn bị cho đám cưới.

Hãy chuẩn bị trước tuần trăng mật để giảm tải công việc sau đám cưới

Tất cả những việc bạn cần làm trước là: chọn địa điểm, đặt phòng khách sạn, vé máy bay, lên trước lịch trình và chuẩn bị trang phục… Việc chuẩn bị trước này sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản không nhỏ khi đặt dịch vụ sớm, đồng thời sẽ khiến bạn thỏa mái hơn vì có thể tận hưởng thời gian tân hôn hạnh phúc ngay sau đám cưới mà không phải lo lắng quá nhiều. 

Bước 14: Mua nhẫn và đăng ký kết hôn

Tổ chức đám cưới cần những gì? Có nhiều việc phải chuẩn bị nhưng tuyệt đối không thể thiếu nhẫn cưới và giấy đăng ký kết hôn. 

Nhẫn cưới là vật tượng trưng cho tình yêu và sự gắn kết bền bỉ giữa hai người. Vì thế từ ngày xa xưa, nhẫn cưới đã được coi là vật đính ước vô cùng thiêng liêng. 

 

Chuẩn bị nhẫn cưới là bước cần thiết không thể bỏ qua trước đám cưới diễn ra

 

Bên cạnh đó, đăng ký kết hôn sẽ giúp cuộc hôn nhân của bạn được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Đừng quên chuẩn bị các giấy tờ quan trọng để hoàn thiện thủ tục đăng ký kết hôn một cách nhanh chóng nhé. 

Bước 15: Chuẩn bị tinh thần 

Đây là một bước cực kỳ quan trọng trong checklist 15 bước cho câu hỏi tổ chức đám cưới cần những gì. Các cặp đôi trước ngày cưới nên thả lỏng tâm trạng, không nên quá lo lắng. 

Bạn cần đặc biệt giữ gìn sức khỏe, dù có nhiều công việc phải chuẩn bị nhưng đừng quên phải ăn ngủ đúng giờ, tuyệt đối không bỏ bữa hoặc thức khuya.Chỉ khi bạn có sức khỏe và tinh thần tốt nhất xuất hiện trong buổi tiệc thì đám cưới mới thực sự diễn ra trọn vẹn.

Chuẩn bị sức khỏe và tinh thần thật tốt để đám cưới diễn ra trọn vẹn

 

Để có hình dung cụ thể về các bước chuẩn bị cho đám cưới, bạn thể tham khảo thông tin tóm tắt trong bảng sau: 

Bước Đầu việc Chi tiết công việc
1 Lên kế hoạch
  • Xác định tài chính, phân bổ ngân sách theo các đầu mục
  • Lên danh sách khách mời
2 Chọn ngày cưới
  • Chọn ngày đẹp
  • Ưu tiên ngày thuận tiện cho thời gian biểu của cô dâu chú rể và khách mời
3 Khám sức khỏe
  • Khám sức khỏe tiền hôn nhân để phát hiện các bệnh về sinh sản,… có kế hoạch chữa trị kịp thời
  • Đảm bảo hạnh phúc gia đình dài lâu
4 Tìm hiểu về các dịch vụ cưới hỏi, đặt tiệc phù hợp
  • Lựa chọn tham khảo  các đơn vị uy tín, phù hợp với mức ngân sách
5 Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ phù hợp và đặt lịch
  • Chọn các địa điểm gần thuận tiện cho quá trình di chuyển 
  • Lưu ý các yếu tố không gian, phong cách trang trí, thái độ phục vụ nhân viên.
  • Lên menu tiệc cưới
6 Chọn trang phục
  • Chuẩn bị trang phục cho cô dâu chú rể, bố mẹ hai bên cho cả 2 ngày ăn hỏi và cưới
  • Chuẩn bị trang phục cho đội bê tráp
  • Liên hệ và đặt dịch vụ makeup
  • Đặt sớm các dịch vụ để lựa chọn được trang phục đẹp
7 Chọn studio và chụp ảnh cưới
  • Lựa chọn các studio chuyên nghiệp
  • Chọn địa điểm chụp ảnh có khung cảnh phù hợp với concept ảnh cưới
  • Chọn ảnh đẹp để studio xử lý, in album và ảnh phóng trưng bày trong ngày cưới
8 Lên kế hoạch cho lễ ăn hỏi
  • Dựng rạp cho ngày ăn hỏi theo các hạng mục: rạp, bàn ghế, hoa bàn, ấm chén đĩa bánh kẹo, phông ăn hỏi, cổng hoa và bàn đựng tráp
  • Nhà trai cần chuẩn bị tráp ăn hỏi
  • Hai nhà chuẩn bị đội bê tráp và trang phục cho đội bê tráp này
  • Chuẩn bị trang phục áo dài truyền thống cho cô dâu chú rể
  • Chuẩn bị trang phục cho bố mẹ hai bên
9 Lên concept cho tiệc cưới, cách trang trí…
  • Lên ý tưởng trang trí, lựa chọn tone màu chủ đạo
  • Các hạng mục cần lưu ý là sân khấu, cổng hoa, photobooth, bàn reception, …
10 Chọn thiệp mời và đặt in 
  • Lựa chọn thiệp mời theo phong cách ưa thích và phù hợp với concept trang trí tổng thể
  • Đặt in dư ra 10% số thiệp so với lượng khách mời dự kiến để phòng trường hợp phát sinh
11 Đặt hoa và bánh cưới
  • Đặt hoa cưới, hoa cài áo chú rể và tay xe cưới (nếu cần)
  • Đặt bánh cưới để phục vụ nghi thức cắt bánh trong tiệc cưới
12 Kiểm tra lại tiến độ và các mốc ngày quan trọng
  • Kiểm tra lại tiến độ các công việc với các đơn vị cung cấp dịch vụ để phát hiện sự cố và kịp thời xử lý nếu có
  • Phát thiệp đến khách mời muộn nhất 2 tuần trước đám cưới để mọi người có thể sắp xếp thời gian và công việc tham dự 
  • Thanh toán hợp đồng để các đơn vị cung cấp có chi phí thực hiện các công việc chuẩn bị cho đám cưới
13 Chuẩn bị cho tuần trăng mật
  • Lập kế hoạch cho tuần trăng mật 
  • Lựa chọn địa điểm, book vé máy bay, phòng khách sạn 
14 Mua nhẫn và đăng ký kết hôn
  • Mua nhẫn cưới 
  • Chuẩn bị giấy tờ và đăng ký kết hôn
15 Chuẩn bị tinh thần
  • Thả lỏng tâm trạng, hạn chế lo lắng
  • Giữ gìn sức khỏe, ăn uống điều độ và ngủ nghỉ đúng giờ

2. Cô dâu cần chuẩn bị những gì trước đám cưới?

Là tâm điểm của đám cưới nên các cô dâu có rất nhiều việc phải chuẩn bị, để có thể xuất hiện một cách lung linh và rực rỡ nhất trong đám cưới. 

2.1. Tân trang sắc đẹp

Để sở hữu lớp makeup hoàn hảo, giai đoạn trước ngày cưới, các cô dâu nên chăm sóc da thật kỹ càng. Việc đều đặn tẩy da chết, dưỡng ẩm và đắp mặt nạ sẽ giúp bạn có một làn da mềm mại, hạn chế hiện tượng mốc, không ăn phấn khi trang điểm trong ngày cưới. 

Bên cạnh đó, các cô dâu cũng nên ăn uống ngủ nghỉ điều độ, thường xuyên tập thể dục để giữ được vóc dáng cân đối, có cơ thể khỏe mạnh, xinh đẹp và rạng rỡ nhất trong ngày trọng đại.

Các cô dâu cần tăng cường chăm sóc bản thân để có một diện mạo thật hoàn hảo trong tiệc cưới

2.2. Chuẩn bị phụ kiện ngày cưới

Ngoài nhẫn cưới thì các phụ kiện khác như: lắc tay, vòng cổ, khuyên tai… cũng rất quan trọng. Đây là các chi tiết nhỏ, nhưng sẽ góp phần tôn lên vẻ đẹp lộng lẫy cho bạn trong ngày cưới. 

Tuy nhiên bạn không nên mang tất cả chúng lên người mà chỉ cần lựa chọn những phụ kiện phù hợp với váy cưới, cách trang điểm và kiểu tóc của mình. Bật mí là những phụ kiện đính đá hoặc ngọc trai sẽ rất phù hợp với sắc trắng tinh khôi của váy cưới đó nhé. 

Bàn gallery là gì? Các bước trang trí bàn gallery đơn giản - Win's Studio

Các phụ kiện theo sẽ giúp tôn lên vẻ đẹp của cô dâu trong ngày cưới

 

2.3. Lựa chọn một đôi giày phù hợp

Trong ngày cưới bạn sẽ phải di chuyển rất nhiều, chưa kể đến, bạn còn mặc trên người một chiếc váy cưới rất dày và nặng. Một đôi giày cưới vừa vặn, mềm mại không gây đau chân sẽ giúp bạn thỏa mái hơn. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể chuẩn bị sẵn thêm một đôi giày bệt bên cạnh giày cao gót, để có thể thay thế sử dụng khi cần thiết.

Những đôi giày cưới đế thấp và vừa vặn sẽ giúp bạn đỡ đau chân

 

2.4. Đừng quên mang theo “túi cứu hộ”

Một lưu ý nhỏ cho các cô dâu khi tìm câu trả lời cho câu hỏi “tổ chức đám cưới cần những gì?” chính là một chiếc “túi cứu hộ”. Các đám cưới hầu hết sẽ diễn ra từ sáng cho đến tận chiều, các cô dâu phải dậy sớm thậm chí từ 2, 3h sáng để trang điểm nên chắc chắn sẽ rất mệt. 

Bạn có thể chuẩn bị một chiếc “túi cứu hộ” gồm những vật dụng như kim băng, khăn giấy, dầu gió, thuốc giảm đau, bánh kẹo nhẹ nhàng… để phòng trường hợp thấy mệt hoặc đói. 

2.5. Thử váy cưới lần cuối

Thông thường các cô dâu sẽ đặt váy từ sớm để lựa chọn cho mình được những mẫu đẹp. Đôi khi vì quá lo lắng cho đám cưới mà nhiều cô dâu bị sụt cân, không còn vừa vặn với size váy lúc đầu. Vì vậy, bạn nên thử váy cưới một lần cuối trước ngày tổ chức chính thức để phát hiện những thay đổi trên cơ thể và điều chỉnh kịp thời.

Nên thử váy cưới lần cuối trước ngày cưới

 

2.6. Chuẩn bị một bài phát biểu vào ngày cưới

Trong lễ cưới sẽ có nghi thức phát biểu của cô dâu chú rể cùng bố mẹ hai bên. Bạn nên chuẩn bị sẵn 1 bài phát biểu để gửi lời cảm ơn công sinh thành dưỡng dục tới bố mẹ, gửi tới nửa kia của mình những mong ước, thề nguyền về một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. 

Đồng thời gửi tới khách mời những lời cảm ơn sâu sắc vì đã có mặt và chung vui cùng bạn trong thời khắc thiêng liêng này. Bạn có thể tập đọc trước 1 vài lần để tránh bị vấp khi phát biểu trước đám đông. 

Chuẩn bị bài phát biểu vào ngày cưới để gửi những lời tốt đẹp nhất đến nửa kia

 

3. Chú rể cần chuẩn bị những gì trước đám cưới?

Thực tế cho thấy rằng, các chú rể đôi khi còn bỡ ngỡ hơn nhiều so với các cô dâu trong quá trình chuẩn bị làm cho ngày trọng đại. Vậy chú rể tổ chức đám cưới cần những gì? Các chú rể hãy lưu ý những điều sau nhé. 

3.1. Dành thời gian cho trang phục cưới

Nhiều chú rể “xuề xòa” nên không quá quan tâm đến trang phục cưới. Đôi khi các tân lang còn mang tâm lý trang phục chú rể cái nào cũng giống nhau, chỉ cần cô dâu đẹp là được. Việc này dẫn đến tình trạng hai người dễ mặc lệch tông, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và tâm trạng của cả hai. Vì lẽ đó, các chú rể nên dành thời gian để tìm hiểu và chuẩn bị phục trang thật kỹ lưỡng. 

Chú rể cũng nên quan tâm đến ngoại hình của mình để tone sur tone với cô dâu

 

3.2. Cẩn thận với bia rượu 

Trong ngày cưới khi nhận lời chúc từ khách mời, việc nhân vật chính của buổi lễ phải uống rượu là điều không tránh khỏi. Nhiều chú rể không muốn mất lòng quan khách nên khiến bản thân say mềm. Vì vậy, các tân lang nhất định phải giữ tỉnh táo để có thể đồng hành cùng cô dâu và kiểm soát các tình huống phát sinh nếu có. Chưa kể đến việc uống bia rượu rất hại cho sức khỏe. Các chú rể có thể nhấp môi để giữ lễ với khách mời, hạn chế những tình huống xấu xảy ra trong ngày vui.

Các chú rể nên hạn chế bia rượu để luôn giữ tỉnh táo

 

3.3. Hãy luôn chủ động trong mọi việc

Là trụ cột tương lai của gia đình, chú rể cần thể hiện sự trưởng thành và khả năng cáng đáng công việc của bản thân. 

Quá trình tổ chức đám cưới sẽ có rất nhiều việc phải chuẩn bị và cũng sẽ có không ít các tình huống phát sinh. Khi có sự cố, chú rể nên là người nắm bắt vấn đề, đưa ra quyết định và xử lý những công việc quan trọng. Sự chu đáo này sẽ giúp bạn ghi điểm với nửa kia của mình đồng thời khiến quan viên hai họ yêu mến và thêm phần tin tưởng. 

3.4. Luôn quan tâm đến cô dâu của mình

Khi kết hôn, các cô dâu sẽ phải rời xa gia đình, bố mẹ để bắt đầu cuộc sống hôn nhân còn nhiều bỡ ngỡ. Thêm vào đó, thời gian chuẩn bị đám cưới thường có nhiều áp lực và công việc phải suy nghĩ, các cô dâu sẽ rất dễ cảm thấy tủi thân, lạc lõng. Chú rể hãy dành nhiều thời gian chia sẻ nhiều hơn cùng nửa kia. Những hành động quan tâm nhẹ nhàng ấm áp sẽ giúp cô dâu cảm thấy yên tâm, vững tin hơn về một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. 

Các chú rể nên quan tâm nhiều hơn tới cô dâu của mình trong suốt buổi lễ cưới

 

4. Trống Đồng Palace – Địa chỉ tổ chức tiệc cưới trọn gói hoàn hảo

Nếu đọc xong những thông tin trên bạn vẫn còn lo lắng “Tổ chức đám cưới cần những gì?” thì lựa chọn một đơn vị tổ chức tiệc cưới chuyên nghiệp để giúp bạn lên kế hoạch là giải pháp hoàn hảo nhất.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm cùng 12 cơ sở trên toàn bộ hệ thống, Trống Đồng Palace tự tin là một trong những đơn vị tổ chức tiệc cưới uy tín nhất hiện nay. Trống Đồng Palace cung cấp dịch vụ tổ chức tiệc cưới trọn gói, bao gồm đầy đủ quy trình các bước từ việc lập kế hoạch, phân bổ ngân sách, lên concept đám cưới đến việc kiểm soát khâu tổ chức, xử lý phát sinh trong buổi tiệc.  

tổ chức tiệc tại gia

Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp Trống Đồng Palace luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng

 

Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, cơ sở vật chất hiện đại, Trống Đồng Palace giúp các cô dâu chú rể giảm bớt khối lượng công việc phải xử lý cho ngày cưới, giúp tiết kiệm thời gian chi phí. Các cặp đôi không phải lo nghĩ quá nhiều mà vẫn có một đám cưới diễn ra thuận lợi và trọn vẹn. 

Trong quá trình chuẩn bị đám cưới, sẽ có rất nhiều công việc cần sắp xếp để đảm bảo cho một đám cưới chu toàn. Mong rằng bài viết trên đây của Trống Đồng Palace đã mang lại cho bạn những chia sẻ hữu ích nhất. Nếu bạn vẫn còn lo lắng cho câu hỏi “tổ chức đám cưới cần những gì, chưa biết lập kế hoạch để tổ chức đám cưới, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ. 

TRỐNG ĐỒNG PALACE – Hệ sinh thái giải pháp dịch vụ cưới hỏi trọn gói đầu tiên tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *