Đám cưới Việt Nam: Hành trình hạnh phúc qua từng nghi thức

Đám cưới Việt Nam không chỉ là sự kiện gia đình, mà còn là một nghi lễ trang trọng, gắn kết các thế hệ và tôn vinh văn hóa truyền thống của dân tộc. Đây là dịp quan trọng đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hai người, khi họ chính thức bước vào hành trình hôn nhân và xây dựng mái ấm gia đình. Đám cưới Việt Nam sẽ có 5 giai đoạn/nghi thức chính:

1 – Lễ dạm ngõ (chạm ngõ) – Nghi thức đầu tiên trong đám cưới Việt Nam

Trong đám cưới Việt Nam lễ dạm ngõ, hay còn gọi là chạm ngõ, là nghi lễ quan trọng đánh dấu sự chuẩn bị cho đám ăn hỏi và hợp thức hóa mối quan hệ hôn nhân giữa hai gia đình. Dù có nhiều nghi lễ khác trong quá trình chuẩn bị cho hôn nhân ở Việt Nam, lễ dạm ngõ luôn đóng vai trò quan trọng trong việc bắt đầu mối quan hệ giữa hai gia đình. Khác với thời xưa, ngày nay lễ dạm ngõ đã được đơn giản hóa hơn nhiều. Đây là dịp để hai bên gia đình gặp gỡ, giao lưu và trò chuyện thân mật với nhau.

Trong buổi lễ dạm ngõ, việc gặp gỡ và trao đổi là cơ hội để hai gia đình hiểu rõ hơn về hoàn cảnh và điều kiện sống của đối phương. Dù hiện nay, các cặp đôi có thể tự do tìm hiểu và yêu nhau, nhưng để tiến tới hôn nhân, sự tham gia và chấp thuận của hai bên cha mẹ hay người đại diện vẫn là bước cần thiết trong việc bàn bạc về lễ vật và xin phép.

Thành phần tham dự lễ dạm ngõ

Nhà trai: Chú rể, ba mẹ, ông bà, họ hàng thân thiết của gia đình chú rể. Số lượng phù hợp là 5-7 người. Nhà trai cần thông báo đến nhà gái số lượng thành viên sẽ đến cho nhà gái trước ngày lễ.
Nhà gái: Cô dâu, ba mẹ, ông bà, họ hàng thân thiết của gia đình cô dâu.

Lễ vật trong lễ dạm ngõ ở ba miền

Miền Bắc: 2 chai rượu, trà, trầu cau, một số loại bánh…
Miền Trung: Chai rượu lễ được gói giấy đỏ, khay trầu cau, các món bánh là sản vật tại địa phương…
Miền Nam: Cặp rượu, cặp trà được sử dụng giấy đỏ để gói bên ngoài, mâm ngũ quả và trầu cau được têm hình cánh phượng…

lễ vật trong lễ dạm ngõ của đám cưới Việt Nam
Một số lễ vật trong lễ dạm ngõ của đám cưới Việt Nam

2 – Lễ ăn hỏi

Lễ ăn hỏi, còn gọi là lễ đính hôn, là một nghi thức quan trọng trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt. Đây là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ, thường được tổ chức vào ngày trước lễ rước dâu. Lễ ăn hỏi thường diễn ra trong một buổi sáng hoặc có thể nhanh hơn. Sau buổi lễ, cặp đôi sẽ chính thức được coi là dâu rể của hai họ. Trước đây, nghi lễ này thường diễn ra gần sát ngày cưới, cách lễ đón dâu khoảng một tháng, thậm chí một tuần. Ngày nay, lễ ăn hỏi thường được tổ chức vào ngày trước lễ cưới, có thể gộp chung với ngày dựng rạp để tiết kiệm thời gian và chi phí, và thường được tổ chức tại nhà cô dâu.

Lễ ăn hỏi của đám cưới Việt Nam
Cô dâu chụp ảnh cùng gia đình trong lễ ăn hỏi của đám cưới Việt Nam

Thành phần tham dự lễ ăn hỏi

–  Nhà trai: Chú rể, bố mẹ, ông bà, gia đình, bạn bè và đội bê tráp gồm những thanh niên chưa vợ và gái chưa chồng.
Nhà gái: Cô dâu, bố mẹ, ông bà, gia đình và một số nữ chưa chồng để đón lễ ăn hỏi, số nữ đón lễ vật tương ứng với số nam bưng mâm.

Tráp cưới của ba miền trong lễ ăn hỏi

Miền Bắc: Trong ba miền, miền Bắc là nơi có phong tục cưới hỏi trang nghiêm nhất. Khi chuẩn bị tráp cưới, cần chọn số tráp là số lẻ và tiền xin dâu trong tráp phải là con số may mắn. Các lễ phẩm trong dạm ngõ và cưới hỏi phải là số chẵn để thể hiện sự đủ đầy, viên mãn.
Miền Trung: Phong tục chuẩn bị tráp cưới ở miền Trung thường khá đơn giản nhưng rất tinh tế. Tráp cưới không nhất thiết phải là những vật phẩm sang trọng, nhưng cách chuẩn bị phải chỉn chu và thể hiện sự tôn trọng gia phong.
Miền Nam: So với sự trang nghiêm của miền Bắc và sự giản đơn của miền Trung, việc chuẩn bị tráp cưới ở miền Nam có nét đặc biệt riêng. Phần lớn mọi người gộp lễ dạm ngõ và lễ ăn hỏi lại làm một nên không có tráp dạm ngõ. Lễ vật chuẩn bị cho xin dâu luôn có hai ngọn nến để tiến hành nghi lễ, như một lời xin phép và cầu mong hôn nhân viên mãn, trọn vẹn.

> Tham khảo thêm Tiệc tại gia tại đây

3 – Lễ rước dâu

Lễ rước dâu thường diễn ra trước ngày lễ gia tiên và tiệc cưới. Đây là khoảnh khắc trọng đại, khi gia đình chú rể và bạn bè thân thiết đến nhà của cô dâu, chuẩn bị sẵn đoàn ngựa, xe hơi hoặc pháo hoa để rước dâu về nhà. Đây là dịp để chú rể và gia đình chào đón và chấp nhận cô dâu vào gia đình mình một cách trang trọng và đầy ý nghĩa. Lễ Rước Dâu cũng thể hiện sự sẵn sàng và lòng tôn trọng đối với gia đình của cô dâu, tạo ra một màn hình ảnh tuyệt đẹp và cảm động trong lòng mọi người tham dự.

Thành phần tham dự lễ rước dâu

Nhà trai: Chú rể, bố mẹ, ông bà, anh chị em, họ hàng, bạn bè thân thích của chú rể, đội bê tráp (đội bê lễ).
Nhà gái: Cô dâu, bố mẹ, ông bà, anh chị em, họ hàng gần gũi, bạn bè thân thiết của cô dâu, đội nhận tráp (đội đỡ lễ).

Xe rước dâu trong ngày lễ
Xe rước dâu trong ngày lễ

Lễ vật trong lễ rước dâu

– Tráp trầu cau: Biểu tượng của sự gắn kết.
– Tráp bánh phu thê: Biểu tượng của tình yêu và sự chung thủy.
– Tráp rượu và trà: Biểu tượng của sự giao hòa và kính trọng.
– Tráp trái cây: Biểu tượng của sự thịnh vượng và sung túc.
– Tráp tiền, vàng hoặc quà cưới: Biểu tượng của sự sung túc và lời chúc phúc.

Đội đỡ lễ bên phía nhà gái
Đội đỡ lễ bên phía nhà gái

4 – Lễ gia tiên

Trong phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt, cô dâu, chú rể và các bậc phụ huynh tiến hành nghi thức thắp hương trên bàn thờ tổ tiên. Nghi thức này không chỉ để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với tổ tiên và các bậc sinh thành mà còn để chính thức ra mắt và báo cáo về sự thành lập gia đình mới của đôi uyên ương. Do đó, nghi lễ này được gọi là Lễ Gia Tiên. Ngoài việc ra mắt gia đình và bày tỏ lòng biết ơn đến tổ tiên. Lễ gia tiên còn có ý nghĩa thể hiện mong muốn nhận được sự phù hộ may mắn và hạnh phúc từ ông bà quá cố, đồng thời giúp cặp vợ chồng tân hôn thêm phần gắn kết và trách nhiệm trong cuộc sống hôn nhân trong tương lai.

5 – Tiệc cưới của đám cưới Việt Nam

Tiệc cưới không chỉ là màn kết hoành tráng của một hành trình đám cưới, mà còn là ngày hội để cả hai gia đình và khách mời chia sẻ niềm vui và chúc phúc cho đôi uyên ương. Những bữa tiệc này thường được tổ chức tại những địa điểm đặc biệt như nhà hàng sang trọng hoặc không gian được chuẩn bị kỹ lưỡng, với sự kết hợp tinh tế giữa các món ăn truyền thống và hiện đại. Đây không chỉ là dịp để mọi người thư giãn và giao lưu mà còn là cơ hội để tạo dựng những kỷ niệm đáng nhớ và lưu giữ mãi trong đời.

Tiệc cưới tại trung tâm Trống Đồng Palace
Dâu rể hạnh phúc trên lễ đường tại trung tâm Trống Đồng Palace

>> Tham khảo các mẫu váy cưới tại Lace Bridal

Kết luận

Cuối cùng, đám cưới ở Việt Nam không chỉ là một sự kiện, mà là một hành trình trọn vẹn của tình yêu và truyền thống. Từ lễ dạm ngõ đến lễ gia tiên, mỗi nghi thức mang đến không chỉ sự trang trọng mà còn là cơ hội để gia đình và bạn bè chia sẻ niềm vui, cầu nguyện và chúc phúc cho tương lai hạnh phúc của đôi uyên ương. Đây là thời điểm để vinh danh văn hóa và gia phong, khẳng định sự gắn kết và cam kết với nhau, tạo nên những kỷ niệm đẹp và ý nghĩa suốt cuộc đời. Mỗi đám cưới là một câu chuyện riêng, đầy cảm xúc và ý nghĩa, ghi dấu cho một hành trình hạnh phúc và bền vững qua từng nghi thức truyền thống của đất nước.

Đăng Ký Tư Vấn Đặt Tiệc


TRỐNG ĐỒNG PALACE – Hệ sinh thái giải pháp dịch vụ cưới hỏi trọn gói đầu tiên tại Việt Nam
Hotline: 0964.257.766
Email: marketing@trongdongpalace.com
Fanpage: https://www.facebook.com/trongdongwedding
Zalo: https://zalo.me/trongdongpalace

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *